Các bậc cha mẹ nhận thấy ngón tay cái con mình hay bị co rút lại như cò súng, nếu cố duỗi ra thì một lát sau vẫn co lại như cũ hoặc bé đau, khóc.
Khi đi đi khám, các bé được bác sĩ chẩn đoán là tật ngón tay cò súng, hay ngón tay bật và có chỉ định phải mổ. Điều này khiến nhiều cha mẹ rất lo lắng vì nhiều bé còn quá nhỏ, không biết việc mổ xẻ có ảnh hưởng gì nhiều đến sức khoẻ hay không?
Khi đi đi khám, các bé được bác sĩ chẩn đoán là tật ngón tay cò súng, hay ngón tay bật và có chỉ định phải mổ. Điều này khiến nhiều cha mẹ rất lo lắng vì nhiều bé còn quá nhỏ, không biết việc mổ xẻ có ảnh hưởng gì nhiều đến sức khoẻ hay không?
Ngón tay cò súng là gì?
Bệnh ngón tay cò súng còn gọi là ngón tay lò xo hay ngón tay bật, gây ra do sự xơ dính giữa gân gấp ngón và ròng rọc giữ gân gấp, từ đó dẫn đến gân gấp bị dính vào ròng rọc không giãn được và ngón tay không duỗi thẳng ra bình thường được.Biểu hiện ngón tay cò súng ở trẻ em |
Làm sao biết bé bị ngón tay cò súng?
Lúc mới bắt đầu bị bệnh: Sẽ có cảm giác “bật” khi gấp-duỗi ngón tay. Trẻ có thể tự gấp-duỗi ngón hoặc không thể tự làm mà cần phải có sự hỗ trợ của cha mẹ.Giai đoạn muộn: Lúc này ngón tay bị khóa cứng ở tư thế gấp. Trẻ không thể nào tự duỗi thẳng ngón tay ra kể cả khi cha mẹ giúp sức.
Ở trẻ em, bệnh lí này thường gặp ở ngón cái.
Giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 giai đoạn này có lúc gấp-duỗi ngón gây cảm giác “bật”, có lúc không thể gấp duỗi ngón được, và thường rất đau khi cố gắng gấp-duỗi hoặc cha mẹ dùng sức để cố nắn chỉnh.
Dùng tay sờ vào lòng bàn tay bạn có thể thấy một nốt phồng ở gốc ngón tay (ấn mạnh có thể gây đau) hoặc trẻ than đau ở lòng bàn tay khi chơi đùa hoặc cầm nắm đồ vật.
Minh hoạ cấu trúc gân gấp ngón tay và các thành phần liên quan |
Nguyên nhân trẻ bị ngón tay cò súng
Tới thời điểm hiện tại thì nguyên nhân của bệnh này vẫn còn chưa được rõ (kể cả ở người lớn). Người ta đưa ra 3 giả thiết như sau:- Nguyên nhân bẩm sinh: thường được phát hiện khi bác sĩ khám tổng quát một trẻ sơ sinh, để tầm soát các dị tật bẩm sinh, bao gồm cả tật bật ngón và trật khớp háng.
- Do chấn thương: có thể xảy ra trong quá trình sinh hoạt, vận động hàng ngày, thường thì cha mẹ sẽ nhận thấy bất thường trong giả thuyết này, đôi khi là tình cờ.
- Nguyên nhân mắc phải: do sự chít hẹp xảy ra với tác nhân chưa được biết rõ và không thuộc 2 trường hợp trên.
- Trong y văn cũng có ghi nhận những bệnh nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể Trisomy 18 cũng gây tật này, gặp ở nhiều ngón và thường xảy ra ở cả 2 tay.
Với bệnh ngón tay cò súng thì chỉ cần bác sĩ khám lâm sàng là đủ, không cần phải làm thêm xét nghiệm gì để hỗ trợ chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu do chấn thương thì có thể cần phải chụp phim x-quang để loại trừ gãy, rạn xương, cứng khớp hoặc trật khớp.
Minh hoạ ngón tay cò súng ở ngón tay cái |
Điều trị ngón tay cò súng ở trẻ
Gồm điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.Điều trị bảo tồn
Bệnh nhân sẽ được đeo nẹp ngón tay; hạn chế vận động ngón tay kết hợp mát xa (cha mẹ thực hiện).Tỷ lệ thành công của điều trị bảo tồn khoảng dưới 50%, những trường hợp thất bại thì cần chuyển sang điều trị phẫu thuật.
Điều trị phẫu thuật
Là phương pháp tiểu phẫu không quá phức tạp, hiệu quả ngay tức thì, tỉ lệ thành công là 100%. Một số ít trường hợp có thể bị tái phát, nhưng thường sẽ hoàn toàn bình thường khi được phẫu thuật lần 2 (theo lý thuyết là vậy, còn thực tế thì mình chưa gặp và cũng hy vọng không gặp).Là một tiểu phẫu đơn giản, tuy nhiên, vì trẻ em chưa ý thức được như người lớn nên nếu phẫu thuật phải cho bé ngủ (mê) chứ không gây tê tại chỗ được như người lớn.
Sau phẫu thuật, cha mẹ sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc cụ thể cũng như tahy băng, tập luyện và hẹn tái khám để bác sĩ kiểm tra sau 1 tuần.
Nẹp dùng trong điều trị ngón tay cò súng ở trẻ |
Nếu đến muộn, việc phẫu thuật thường là lựa chọn mang lại hiệu quả nhanh cũng như tốn ít thời gian hơn cả.