Các nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay khi mang thai ở phụ nữ cao gấp 3 lần so với các trường hợp khác . Nguyên nhân do đâu ? Triệu chứng của tình trạng này là gì ? Phương pháp điều trị là gì ? Tất cả sẽ được giải đáp dưới bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay khi mang thai
Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay có thể là do tăng áp lực ống cổ tay hoặc là do chấn thương gây gãy xương cổ tay hoặc bị u cục, viêm từ trước. Bên cạnh đó cổ tay phụ nữ thường nhỏ hơn đàn ông nên khả năng bị chèn ép dây thần kinh và cơ cũng nhiều hơn.

Khi đó, khả năng mắc hội chứng ống cổ tay khi mang thai càng cao do khi mang thai cơ thể tích nước làm tăng áp lực nên cổ tay gây ra chèn ép dây thần kinh giữa.Việc tăng cân khi mang thai cũng tăng áp lực lên dây thần kinh.
Nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay càng cao nếu mà trước đó đã có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp như bị lỗi đĩa đệm, gout,…
Việc nằm ngủ nghiêng hoặc đè lên tay khi ngủ của bà bầu cũng tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay khi mang thai sẽ không giảm mà có thể tiếp tục phát triển thậm chí trở nặng hơn sau khi sinh vì vậy mẹ bầu còn phải có những phương pháp phòng ngừa hạn chế tình trạng bệnh.
Dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay khi mang thai
Hội chứng ống cổ tay khi mang thai sẽ đem đến cảm giác khó chịu , đau nhức tê bì ở phần ngón giữa, ngón trỏ và ngón áp út do dây thần kinh giữa bị chèn ép. Lâu dần tình trạng đau sẽ lan rộng ra phần cổ tay và cẳng tay.
Các cơn đau tê nhức thường xảy ra vào ban đêm; khi bệnh trở nặng hơn thì các cơn đau liên tục kéo dài.
Khi tình trạng bệnh càng nặng mẹ bầu có thể bị mất cảm giác tay, khả năng cầm lắm sẽ giảm.

Phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay khi mang thai
Khi mang thai bà bầu đã cảm thấy vô cùng mệt mỏi và nặng nhọc, khi bị hội chứng ống cổ tay thì cảm giác đó càng tăng lên nhiều lần, dưới đây là 1 số phương pháp giúp giảm tình trạng này.
- Hạn chế làm các công việc phải cầm nắm nhiều, khi thực hiện công việc lặp đi lặp lại cần có thời gian nghỉ ngơi
- Dành thời gian tập các bài vật lý trị liệu cho tay để bao gân có thời gian phục hồi cài thiện
- Dùng nẹp cổ tay để giảm các triệu chứng đau rát, tê bì; có thể đeo nẹp vào ban đêm để cố định tay cũng như làm giảm đau
- Luôn giữ ấm tay, việc để tay bị lạnh sẽ làm cho tình trạng đau tê càng nặng hơn
- Thường xuyên xoa bóp tay, việc xoa bóp bằng chuyển động tròn sẽ giúp cho mỏm trâm quay sẽ hoạt động trơn tru dễ dàng hơn, tuy nhiên phải hết sức nhẹ nhàng khi xoa bóp tránh làm tổn thương ống cổ tay

Các phương pháp nên tránh dùng khi mang thai
Dùng các loại kháng sinh bôi, uống như thuốc diclofenac, Paracetamol. Việc dùng các loại thuốc chứa chất kháng sinh sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi nên việc dùng thuốc phải có chỉ định từ bác sĩ.
Tiêm thuốc viêm đường uống steroid cũng cần tránh khi mang thai vì cũng sẽ ảnh hưởng và gây dị tật cho thai nhi.
Tiến hành phẫu thuật khi mang thai không phải là không thể tuy nhiên việc phẫu thuật phải dùng đến thuốc gây tê cũng như uống thuốc kháng viêm sau phẫu thuật nên việc phẫu thuật cũng hạn chế khi đang mang thai. Sau khi sinh em bé tầm 6-7 tháng là bạn có thể tiến hành phẫu thuật, việc phẫu thuật cần phải được trải qua khám sàng lọc kỹ càng. Nhưng sau khi phẫu thuật viêm bao gân thì hội chứng này khả năng bị tái phát ở những lần sinh sau là không cao vì vậy đây là lựa chọn hiệu quả để tránh tình trạng đau nhức, khó chịu về lâu về dài.

Như vậy, hội chứng viêm bao gân khi mang thai không quá nguy hiểm cho mẹ và bé, bên cạnh đó việc điều trị cũng không quá khó do hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tiên tiến như phương pháp phẫu thuật viêm bao gân sau sinh không hề ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đem lại hiệu quả rõ rệt và lâu dài.
Để được tư vấn trực tiếp, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi tại :